Ảnh hưởng của kỹ thuật thu hái, gieo trồng đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. Fuscidiscus)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thu Huế Đào, Thị Kim Hương Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2019

Mô tả vật lý: 107-114

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 396254

Nghiên cứu đã xác định được các biện pháp kỹ thuật thu hái, xử lý quả, bảo quản hạt giống, biện pháp gieo hạt và giá thể giúp nâng cao khả năng nảy mầm và sinh trưởng của sâm Lai Châu. Các thí nghiệm được thực hiện tại bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu từ 10/2015 - 9/2018, theo phương pháp của Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng (2005). Kết quả cho thấy hạt giống sâm Lai Châu thu hái khi quả chín đỏ có khả năng nảy mầm và sinh trưởng tốt. Hạt sau khi thu hái được đãi vỏ quả trước khi đem gieo có thời gian nảy mầm nhanh hơn và sinh trưởng tốt hơn không đãi. Hạt giống bảo quản dưới lớp cát ẩm (75-80%), sâu 50 cm hoặc trong điều kiện lạnh 5°c cho tỷ lệ nảy mầm cao, cây non sinh trưởng tốt hơn bảo quản trong đất. Độ sâu gieo hạt phù hợp là 4-5cm. Gieo hạt trong khay trong vườn ươm có mái che có khả năng nảy mầm và sinh trưởng tốt hơn và sinh trưởng tốt hơn sử dụng toàn bộ đất rừng hoặc toàn bộ mùn núi. Các biện pháp kỹ thuật này có hiệu quả nhân giống tốt hơn rõ rệt so với phương pháp gieo hạt truyền thống đang áp dụng, chủ yếu là hạt được gieo trực tiếp lên đất dưới tán rừng ngay sau thu hái.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH