Sử dụng Radio Telemetry-tracking để nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của chim Công má vàng (Pavo muticus imperator) tại Vườn quốc gia Cát Tiên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Hải Bạch, Trần Vỹ Nguyễn, Văn Thuấn Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2019

Mô tả vật lý: 67-76

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 396411

Sử dụng thiết bị Radio Telemetry để theo dõi và thu thập số liệu về sinh thái là một trong những hướng nghiên cứu mới, quan trọng và hiệu quả cao để đạt được các mục tiêu về nghiên cứu sinh thái và tập tính của nhiều loài động vật hoang dã ngoài thiên nhiên. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã bẫy bắt ngoài tự nhiên 04 cá thể chim Công trưởng thành (2 trống, 2 mái) và gắn chíp định vị radio RI-2D transmitters lên các cá thể chim Công ngoài tự nhiên và theo dõi thu thập dữ liệu sinh thái học bằng máy dò, nhận tín hiệu VHF. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng hoạt động của chim Công là khá lớn, chim trống là 43,61 ha, chim mái là 16,50 ha, sinh cảnh hoạt động chủ yếu là các trảng cỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chim Công sử dụng hơn 30 loài thực vật làm thức ăn, thuộc 11 họ trong đó họ Cỏ (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) là chiếm ưu thế. Ngoài ra chim Công còn có tập tính săn mồi các loài côn trùng như: sâu, dế, châu chấu, bò cạp, nhện và một số loài côn trùng khác. Những dữ liệu khoa học này sẽ góp phần rất lớn vào công tác thuần hóa, chăm sóc và nhân giống để tái thả, khôi phục quần thể chim Công ngoài tự nhiên. Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn góp phần định hướng quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên của Vườn quốc gia Cát Tiên nói chung và đối với loài chim Công má vàng nói riêng nhằm hướng tới phát triển bền vững quần thể Công má vàng tại Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH