Hương nhu tía là một loại dược liệu được ưu tiên phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, xác định được các giống có năng suất và chất lượng tinh dầu cao là rất cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện với 9 giống thu thập từ Thái Lan (TL) và các tỉnh/thành: Lào Cai (LC), Lạng Sơn (LS), Vĩnh Phúc (VP), Hà Nam (Na), Thanh Hóa (TH), Bình Định (BĐ), Đắk Lắk (ĐL), Hà Nội (HNo) được trồng tại Hà Nội. Kết quả cho thấy sau 3 tháng trồng, khả năng sinh trưởng của 9 giống hoàn toàn khác nhau, chiều cao (H) dao động từ 65,00 - 80,80 cm, đường kính tán (Dt) dao động từ 35,30 - 49,05 cm, số nhánh chính trên thân (Nh) dao động từ 17702480 nhánh/cây. Sau 3,5 tháng, sản lượng dược liệu thu hoạch được của 9 giống cũng rất khác nhau, các giống có sản lượng khó cao hơn giống Hà Nội (HNo) gồm: TL (8,45 tấn/ha)
BĐ (6,20 tấn/ha)
ĐL (6,13 tấn/ha) và LC (5,93 tấn/ha). Hàm lượng tinh dầu của 9 giống cũng rất khác nhau, trong đó có 5 giống có hàm lượng tinh dầu cao hơn giống HNo gồm: ĐL (1,13%), HNa (1,11%), LS (1,02%), LC (0,99%), VP (0,92%). Sản lượng tinh dầu của các giống cũng khác nhau, dao động từ 36,78 - 69,27 kg/ha, trong đó 5 giống có sản lượng tinh dầu cao hơn giống Hà Nội (HNo) gồm: ĐL (69,27 kg/ha)
HNa (64,27 kg/ha)
TL (64,22 kg/ha)
LC (58,71 kg/ha) và LS (57,22 kg/ha). Hàm lượng eugenol của 9 giống cũng khác nhau, dao động từ 45,1 - 163 mg/ml, riêng giống TL có hàm lượng eugenol rất thấp không định lượng được xem như là không có. Trong đó có 2 giống có hàm lượng eugenol cao hơn giống HNo gồm: LC (163 mg/ml) và LS (122 mg/ml). Tổng hợp các kết quả có thể tạm xác nhận 2 giống ĐL và HNa có thể phát triển được ở Hà Nội.