Thực trạng và giải pháp phát triển hồi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - từ góc nhìn của lý thuyết lợi thế so sánh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Minh Nguyệt Bùi, Văn Sáng Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp 2021

Mô tả vật lý: 175-182

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 396523

Lạng Sơn là địa tỉnh có 60% diện tích Hồi của Việt Nam. Hoa Hồi được coi là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, gắn với tập quán canh tác của người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết sử dụng số liệu, thông tin từ các báo cáo và kết quả nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020, nhằm tổng hợp và phân tích thực trạng sản xuất cây Hồi tại địa phương. Kết quả cho thấy, Lạng Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất cây Hồi như: Phù hợp với điều kiện tự nhiên, có tiềm năng mở rộng quy mô, có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Diện tích trồng Hồi hiện nay là 30.647 ha, phân bố tập trung nhiều ở 3 huyện: Văn Quang, Bình Gia và Văn Lãng, sản lượng 0,36 - 0,58 tấn/ha/năm. Lạng Sơn vẫn còn nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích trồng. Hiện tại, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chưa hình thành chuỗi giá trị sản phẩm là những tồn tại trong phát triển sản xuất Hồi. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất một số giải pháp phát triển cây Hồi trong thời gian tới nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, hạn chế yếu kém và vượt qua thách thức.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH