Nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng áp lực có con và căng thẳng trong đời sống tình dục của 209 người hiểm muộn (70 cặp vợ chồng và 69 người vợ) và một số yếu tố có liên quan đến thực trạng này. Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, trong đó sử dụng 2 tiểu thang đo căng thẳng trong nhu cầu có con (Need for Parenthood) và căng thăng trong đời sống tình dục (Sexual Concern) thuộc Thang đo Fertility Problem Inventory (Bảng kiểm vấn đề sinh sản) (FPI) - Bảng kiểm vấn đề sinh sản của Christopher R. Newton, Wendy Sherrard và Irene Glavac (1999). Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn người hiếm muộn khát khao có con, đề cao tầm quan trọng của đứa con trong mối quan hệ hôn nhân
căng thẳng lớn nhất trong đời sống tình dục của người hiếm muộn cũng tập trung vào áp lực phải thụ thai thành công khi quan hệ tình dục. Mức độ căng thẳng của 2 khia cạnh này ở các cặp vợ chồng hiếm muộn có liên quan đến một số đặc điểm cá nhân (địa bàn sinh sống, trình độ học vấn, lứa tuổi, thời gian hiếm muộn). Bên cạnh đó, kết quả cũng chi ra mức độ áp lực về nhu cầu có con của các cặp vợ chồng hiếm muộn càng lớn thì những căng thẳng trong đời sống tình dục của họ càng cao., Tóm tắt tiếng anh, The study investigated the need to have children and sexual stress of 209 infertility people (i.e., 70 couples and 69 wives) and some factors related to these issues. The main method used in the study was the questionnaire survey, consisted of two sub - scales from Fertility Problem Inventory Scale (FPI) by Christopher R. Newton, Wendy Sherrard and Irene Glavac (1999). The research results showed that the majority of participants' need for children was at a high level. Most of the sample appreciated the importance of children in their marrital relationships. The greatest stress in the infertility people's sexual concern was the pressure to conceive successfully during sex. The levels of need for parenthood and sexual stress of infertility couples significantly related to their demographic characteristics, including living place, education level, age, time of fertility. Additionally, the results also indicated there was a correlation between need to have children and sexual concern.