Phật giáo là một tôn giáo có nội dung sâu sắc, uyên thâm, luận bàn về nhân sinh quan và trên cơ sở đó tìm hướng giải thoát cho con người đó là con đường hoàn thiện đạo đức cá nhân trong đó có đạo Hiếu. Đạo Hiếu trong Phật giáo là quan niệm của Phật giáo về công ơn, cách báo ơn của con người đối với cha mẹ, chúng sinh, Quốc vương và Tam bảo trên con đường đi đến giải thoátTrên cơ sở phân tích, so sánh giữa nội dung đạo Hiếu trong Phật giáo với đạo Hiếu Nho giáo, nghiên cứu đã rút ra một số đặc điểm của đạo Hiếu trong Phật giáo như sau: Thứ nhất, đạo Hiếu trong Phật giáo được xây dựng trên cơ sở luật nhân quả và thuyết luân hồi nghiệp báo
Thứ hai, đạo Hiếu trong Phật giáo có tinh thần bình đẳng và độ sinh rộng lớn hơn so với đạo Hiếu Nho giáo và đạo Hiếu truyền thống
Thứ ba, đạo Hiếu trong Phật giáo cách thực hành đạo Hiếu linh hoạt, không giáo điều, máy móc
Thứ tư, đạo Hiếu trong Phật giáo là một phương tiện của đạo đức cho sự giải thoát, trong đó cha mẹ và con cái trợ duyên cho nhau trong việc tu tập hướng đến sự giác ngộ và giải thoát trên con đường thực hành chính pháp của đức Phật
Thứ năm, con đường thực hành đạo Hiếu trong Phật giáo mang tính chất duy tâm, không tưởng., Tóm tắt tiếng anh, Buddhism is a religion of deep as well as profound content, discussing about human life and, based on that, to liberate people by showing them the path of perfecting personal morality, including Filial Piety. Filial Piety in Buddhism is the Buddhist concept of gratitude and favour-return to parents, human beings, the King and the Three Refuges on the way to liberation. On the basis of analysis and comparison of the content of Filial Piety in Buddhism with the Filial Piety in Confucianism, this study obtained several features of Filial Piety in Buddhism as follows: Firstly, Filial Piety in Buddhism was built on basis of Law of Cause and Effect and the theory of Karma Retribution
Secondly, Filial Piety in Buddhism shows spirit of equality and forgiveness more than Filial Piety in Confucianism and traditional Filial Piety
Thirdly, Filial Piety in Buddhism is a flexible way of practicing Filial Piety, is not dogmatic or mechanical
Fourthly, Filial Piety in Buddhism is a means of morality for liberation, in which parents and children support each other in their practice towards enlightenment and liberation on the path of practicing the Dharma of Buddha
Fifthly, the path of practicing Filial Piety in Buddhism is idealistic and utopian.