Bài viết này tìm hiểu sự tương tác giữa nợ công và suất sinh lợi trái phiếu chính phủ, dựa vào bộ dữ liệu hàng ngày (từ 01/04/1993 đến 27/05/2022) các biến đại diện nợ công hàng ngày (Debt to the Penny) và trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nền kinh tế Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy bằng chứng đáng tin cậy về sự tương tác này, được giải thích tốt nhất theo mô hình ADCCGARCH với đặc tính là hiệu ứng bất đối xứng của hệ số tương quan động có điều kiện. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng, sự gia tăng nợ công dẫn đến sự gia tăng trong suất sinh lợi trái phiếu, nhưng đồng thời việc suất sinh lợi trái phiếu tăng lên lại góp phần làm giảm gánh nặng ngân sách. Kết quả này hàm ý rằng, việc sử dụng nợ công một cách phù hợp sẽ có tác động tích cực đến việc cân bằng giữa hai bộ công cụ tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, các nhà làm chính sách cũng cần lưu ý rằng, chiến lược điều hành của họ nên được cân nhắc một cách thận trọng hơn trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính và biến động toàn cầu, như được minh họa bởi chuỗi tương quan động có điều kiện giữa hai biến đại diện. Bài viết khảo sát về sự tương tác giữa các chỉ báo sớm và trễ của một nền kinh tế, qua đó thiết lập hướng mở rộng cho các nghiên cứu trong tương lai trên cả hai phương diện phương pháp luận và phạm vi nghiên cứu., Tóm tắt tiếng anh, This study investigates the interactions between public debt and government bond yield, based on the daily dataset (from 01 April 1993 to 27 May 2022) which contains Debt to the Penny and the 10-year bond of the US economy. We find significant evidence of these interactions, which are best explained under the ADCC-GARCH model with the asymmetric dynamic conditional correlation mechanism. The findings indicate that public debt raise positively influences the yield change, but the yield increase mitigates the state budget, contemporaneously. This result implies that a reasonable usage of public debt facilitates the balance between fiscal and monetary tools. However, policymakers are supposed to consider their operating strategies during financial crises and global volatility, as illustrated by the conditional correlations between return series. We examine the interactions between leading and lagging indicators of an economy, which inspires future research in terms of both methodological framework and scope of the study.