Phân tích quan hệ hợp tác ở địa bàn biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc hiện nay

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thành Đạt Đằng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Dân tộc học 2023

Mô tả vật lý: 87 - 98

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 397166

Khu vực biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng đối với chủ quyền và mối quan hệ giữa hai nước. Bởi ngoài cương vực lãnh thổ, một số tộc người sinh sống nơi đây có quan hệ đồng tộc, hiện vẫn còn những nét tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa. Sự mở cửa và hợp tác ở địa bàn biên giới trong thời kỳ Đổi mới của Việt Nam và Cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ khi quan hệ hai nước được tải lập năm 1991 đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội và các quan hệ tộc người giữa hai biên giới phát triển sang một trang mới. Được sự cho phép của Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc, từ đầu thập niên 2000, hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc với các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc của Việt Nam, gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu đã xây dựng được cơ chế đối thoại hợp tác thường xuyên ở cấp độ tỉnh, huyện, xã, giúp cho vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc trên bộ phát huy được những thế mạnh trong phát triển kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa, du lịch và trật tự an ninh. Trên cơ sở đó, góp phần tăng cường quan hệ truyền thống giữa các tộc người hai bên biên giới cũng như mối quan hệ đối tác hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới. Song, hiện nay cũng còn những tồn tại khiến cho khu vực này chưa được phát triển theo kịp với tình hình thực tế. Bài viết này trên cơ sở điểm lại thực trạng và chỉ ra những tồn tại từ phân tích bối cảnh thuận lợi, khó khăn về địa bàn biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc, tác giả muốn nêu lên một số ý kiến về con đường hợp tác phát triển giữa các địa phương hai nước thời gian qua không chi là kinh tế, thương mại mà còn là sự thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các tộc người nơi đây để xây dựng khu vực biên giới hữu nghị, thịnh vượng và an toàn. Qua đó tìm ra cơ hội mới trong thúc đẩy sự ổn định và phát triển ở địa bàn này trong tương lai., Tóm tắt tiếng anh, The land border area between Vietnam and China holds a critical position for the sovereignty and relationship between the two countries. Because regardless of the national territory, some ethnic groups living here have same-ethnic relations, and there are still similarities in language and culture. During the Doi Moi period of Vietnam and the Reform and opening up in China since the normalisation of the two countries ' relations in 1991, the opening and cooperation in border areas have created favourable conditions for socio-economic development. Associations and ethnic ties between the two borders have turned over a new leaf. With the permission of the Governments of Vietnam and China, since the early 2000s, Guangxi and Yunnan - the two provinces of China - and the northern border provinces of Vietnam, including Quang Ninh, Lang Son, Cao Bang, Ha Giang, Lai Chau have built a regular dialogue and cooperation mechanism at the provincial, district and commune levels. This has helped the Vietnam - China land border region to promote its strengths in economic development, trade, cultural exchange, tourism and security. On that basis, it has contributed to strengthening the traditional relationship between the ethnic groups on both sides and the Vietnam - China partnership in the new context. However, many shortcomings still make this area unable to keep up with the actual developmental situation. This article reviews the current situation and highlights the shortcomings by analysing the favourable and challenging context of the Vietnam - China land border. Based on that, the author would like to argue that the development cooperation between localities of the two countries over the past time is not only on economy and trade, but also the promotion of cultural exchanges between ethnic groups to build a border area of friendship, prosperity, and security. Thereby, new opportunities can befound to promote stability and future development in this area.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH