Giải số phương trình vi phân trong maple

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngự Huấn Hoàng, Thế Lâm Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 510 Mathematics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 2022

Mô tả vật lý: 122-125

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 397225

Áp dụng các chương trình máy tính để giải các bài toán từ lâu đã được chú ý và cho đến nay đã xuất hiện rất nhiều chương trình dành riêng cho lĩnh vực toán học như: Matlab, Mathematica, Maple... Có một thực tế là: cho dù rất hiện đại, các chương trình này vẫn bộc lộ những hạn chế, ví dụ như: chương trình giải bằng phương pháp Euler, thế nhưng bản thân phương pháp này cũng có những dạng biến đổi khác: một trong số chúng là phương pháp Euler hoán cải. Bản thân phương pháp Range-Kutta cũng có các cấp khác nhau và chương trình Maple chỉ chọn một cấp duy nhất. Thêm vào đó các kết quả tính toán không được trình bày dưới dạng bảng, hoặc bảng được ra không theo ý muốn người sử dụng... Từ đây xuất hiện một ý tưởng rất tự nhiên là: ta có thể tận dụng ngay ngôn ngữ lập trình được tạo ra trên chúng để tạo ra các chương trình con riêng để biên tập lại các phương pháp toán học. Điều này rất quan trọng, hữu ích cho giảng viên và sinh viên trong giảng dạy toán cao cấp ở các trường đại học. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ lập các chương trình con để giải số phương trình vi phân thường mà cụ thể chính là giải bài toán Cauchy để phục vụ việc giảng dạy., Tóm tắt tiếng anh, Applying computer program to solve problems has long been noticed, and so far, there have been many programs dedicated to the field of mathematics such as: Matlab, Mathematica, Maple... There is a fact that: although very modern, these programs still show limitations, for example: the program solves by Euler's method, but the method itself also has other transformations such as improved Euler method. The Runge-Kutta method itself has different levels, and the Maple program selects only one. In addition, the calculation results are not presented in the form of a table, or the table is not presented according to the wishes of the user... From here, a very natural idea emerges: we can immediately take advantage of the programming language created on them to create our own subroutines to edit mathematical methods. This is very important, useful for lecturers and students in teaching and studying advanced mathematics in universities. In the framework of this article, we will set up subroutines to solve ordinary differential equations, specifically solving the Cauchy problem for teaching purposes.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH