Kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình VECM và nguồn số liệu thứ cấp cho thấy, trong dài hạn, biến đại diện quy mô là GDP và biến chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền đều có tác động đến cầu tiền, đặc biệt, GDP có tác động mạnh nhất đến sự biến động của cầu tiền và hệ số nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất là nhỏ. Mặt khác, trong ngắn hạn, chỉ tồn tại các mối quan hệ của sự biến động của tỷ giá, lãi suất huy động và chỉ số VN-Index đến cầu tiền. Ngoài ra, tốc độ điều chỉnh đế phục hồi trạng thái cân bằng dài hạn của khối lượng tiền đạt 14,84% và nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu cũng cho thấy tính ổn định của cầu tiền. Điều này cho thấy, nghiên cứu có thế sử dụng cho hoạch định chính sách trong xác định nhu cầu tiền của nền kinh tế phục vụ cho điều hành chính sách tiền tệ quốc gia., Tóm tắt tiếng anh, Research on the use of data set by the General Statistics Office, the State Bank of Vietnam to estimate the broad money demand function M2 in Vietnam in the short term and long-term using the model VECM from 1/2001 to IV/2021. The research results show that, in the long term, the variable that represents size is GDP and the opportunity cost variable of money holding money has an impact on money demand, especially, GDP has the most powerful impact on the volatility of money and the money demand. On the other hand, in the short term, only the relationship of the exchange rate, interest rate and the VN-Index to money demand. In addition, the rate of adjustment to restore the long-run equilibrium of the amount of money reached 14,84% and the estimated money demand during the study period also showed stability. This shows that the research can be used for policy making in determining the money needs of the economy for the administration of the national monetary policy.