Thi học cổ Việt Nam là vọng âm của các trào lưu thi học trên thi đàn Trung Quốc. Thi học cổ Việt Nam chọn dùng ba dạng thể tài là tựa bạt, thư trát và bút kí và từ giữa thế kỉ XV đã bắt đầu bàn luận về vấn đề thể và dụng của thơ. Thuyết "tam yếu" (tình, cảnh, sự) và thuyết "quý chân" của nhà sử học thời Lê mạt là Lê Quý Đôn đã phản ánh sự ảnh hưởng của phái "tính linh" thời Minh-Thanh đối với thi học Việt Nam, cũng như sự lựa chọn về mặt lý luận trong sáng tác của các học giả Việt Nam dưới sự chi phối của trào lưu văn học thông tục (tục văn học) đang phát triển mạnh mẽ nơi đây. Quan niệm dung hòa thuyết "thân vận" và thuyết "cách điệu", quan niệm "thi tôn từ ti" (thơ cao quý, từ thấp kém) cũng như quan niệm "hư thực tương kiêm" (hư thực bao hàm nhau) của anh em Miên Thẩm, Miên Trinh con vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tiêu biểu cho phương pháp cơ bản của thi học Việt Nam - tức là phương pháp phát triển quan điểm và mệnh đề lý luận văn học Trung Quốc, và về ý nghĩa so sánh đã cho thấy tính đặc thù trong phương pháp sáng tác thơ ca của Việt Nam trên các phương diện như bối cảnh xã hội, thủ pháp ngôn ngữ, định hình phong cách,... Là hình bóng của lý luận Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, tư liệu thi học Việt Nam sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu sự truyền bá thi học Trung Quốc ra nước ngoài, hch sử thơ ca Việt Nam cũng như môi quan hệ nhất quán giữa lý luận và sáng tác.