Với nhu cầu học tiếng Anh ngày càng cao ở Việt Nam, đặc biệt là thông qua các bộ phim tiếng Anh, dịch phụ đề phim đã trở thành một công việc tốt nhưng cũng đòi hỏi khắt khe. Với mục đích nghiên cứu các chiến lược dịch thuật đã được sử dụng để dịch phụ đề phim Anh-Việt và đưa ra một số gợi ý cho dịch phụ đề phim, bài báo này tập trung khai thác năm bộ phim phổ biến trên trang web www.studyphim.vn để phân tích: "Kỷ Băng hà: Băng tan", "Những người bạn", "Vượt ngục", "Biệt đội siêu anh hùng: Đế chế Ultron", và "Người Hobbit: Hành trình vô định". Tác giả đã xem và so sánh phụ đề tiếng Anh và tiếng Việt của những bộ phim này để tìm hiểu về quy trình và chiến lược dịch được sử dụng, dựa trên khung lý thuyết được điều chỉnh từ các lý thuyết về dịch thuât của Newmark và Baker. Kết quả phân tích cho thấy các quy trình và chiến lược dịch thuật chủ yếu đã được sử dụng như sau: dịch nguyên văn, dịch dựa trên phiên âm, dịch nghĩa tự nhiên, sao phỏng, dịch đổi chức năng ngữ pháp, ghi chú, dịch sử dụng từ ngữ trung lập hơn, dịch bằng cách diễn giải một từ liên quan hoặc nhiều từ không liên quan, dịch dựa trên khác biệt văn hóa, dịch lược bỏ, sử dụng ngữ cố định và thành ngữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy bản dịch phụ đề của các bộ phim được thu thập vẫn còn khá nhiều lỗi và cần được chỉnh sửa. Tác giả hi vọng nghiên cứu này sẽ góp phần làm phong phú cở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về dịch phụ đề phim., Tóm tắt tiếng anh, In accordance with the great need of studying English in Vietnam, especially through English movies, translating subtitles has become a decent job as well as demanding work. With the aims of figuring out which strategies have been used in translating English-Vietnamese film subtitles and providing some implications on subtitle translation, this article looks at those of five popular movies on the website www.studyphim.vn to analyze namely "Ice Age: The Meltdown", "Friends", "Prison Break", "Avengers: Age of Ultron", and "The Hobbit: An Unexpected Journey". The researcher watched and compared English and Vietnamese subtitles of the movies to find out the procedures and strategies of translation employed based on the theoretical framework adapted from Newmark's and Baker's theories about translation. After analyzing, there were principal procedures and strategies have been used as follows: literal translation, transference, naturalization, through translation, shift or transposition, notes, translation by a more neutral/less expensive word, translation by cultural substitution, translation by paraphrase using a related word or using unrelated words, translation by omission, collocations, and idioms. The study also found out errors that are still existed in the subtitle translation of the collected films and they should be corrected. This project is hoped to contribute to the literature for future research on similar topic.