Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km với diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên 1 triệu km2. Với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên 3000 đảo, quần đảo khác. Tuy nhiên, những năm qua kinh tế biển Việt Nam vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình. Để thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII ngày 22/10/2018 "Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045". Chính phủ cần phải có những quan điểm, định hướng và giải pháp phù hợp với đặc thù của vùng kinh tế, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh một cách hiệu quả. Nội dung bài viết phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế biển ở Việt nam và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam trong xu hướng hội nhập., Tóm tắt tiếng anh, Vietnam is a coastal country with a coastline of over 3,260 km with an area of territorial waters under sovereignty, sovereign rights and jurisdiction over 1 million km2. With 2 archipelagos of Hoang Sa, Truong Sa and more than 3000 other islands and archipelagos. To implement Resolution 36-NQ/TW of the 12th Central Committee of the Party, dated October 22, 2018 on the strategy for sustainable development of Vietnam's marine economy in 2030 with a vision to 2045, the Government needs to have viewpoints, orientations and solutions suitable to the specific characteristics of the economic, social, environmental and national defense and security regions effectively. The content of the article analyzes the advantages and disadvantages of marine economic development in Vietnam and offers some solutions to improve the policy of sustainable development of Vietnam's marine economy in the integration trend.