Phòng vệ thương mạiđang được các nước tăng cường sử dụng trong thời gian gần đây như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và giữ vững công ăn việc làm cho người lao động. Một trong những vấn đề khiến nhiều nước "đau đầu" trong quátrình áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đó là xác định "danh sách các nước đang phát triển". Do không có những quy định rõ ràng về mặt pháp lý từ các tổ chức quốc tế, việc xác định danh sách này hiện tương đối tùy tiện và phụ thuộc vào quan điểm của từng nước. Bài viết này nghiên cứu về vấn đề các nước đang phát triển dưới góc nhìn từ việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Bài viết dựa trên các tài liệu của các tổ chức quốc tế, như Ngân hàng Thế giới (WB), Liên hợp quốc (UN), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các báo cáo của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB),... từ đó đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam trên con đường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với mục đích, tôn chỉ và quy định của WTO., Tóm tắt tiếng anh, Trade remedies are being increasingly used by countries in recent times as a tool to protect the domestic production, promote the economic development and maintain jobs for domestic workers. However, in the process of implementing the trade remedies, many countries find it is difficult to identify the list of developing countries. This is because international organizations have unclear legal provisions about this matter. The identification of developing countries is currently arbitrary and depends on the views of each country. This article examines the problem of developing countries from the perspective of applying trade remedies. The article is based on documents of international organizations, such as the World Bank (WB), United Nations (UN), International Monetary Fund (IMF), reports of WTO's Dispute Settlement Body (DSB), thereby making measures in line with the purposes, principles and regulations of the WTO.