Béo phì là yếu tố nguy cơ tim mạch - chuyển hóa, như đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ2), THA, rối loạn lipid máu và bệnh ĐM vành. Thay đổi lối sống ở người trưởng thành thừa cân-béo phì sẽ giảm nguy cơ bệnh suất và tử suất. Trước khi điều trị, phải cung cấp cho bệnh nhân hiểu các triệu chứng hiện có, các nguyên nhân cơ bản gây thừa cân-béo phì, như ăn nhiều, tỉnh tại (ít vận động), bệnh phối hợp (ví dụ ĐTĐ2, THA, rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, viêm xương khớp, ngưng thở khi ngủ...), yếu tố xã hội, môi trường, yếu tố gia đình như tiền sử gia đình có người béo phì, hay vấn đề tâm thần. Chương trình thay đổi lối sống: như gia tăng hoạt động thể lực và tiết thực. Điều rõ nhất là nó làm chậm tiến trình chuyển qua tiền đái tháo đường và ĐTĐ2. Điều trị giảm trọng lượng: chương trình can thiệp lối sống nên tăng cường và theo dõi thường xuyên để đạt được giảm trọng lượng có hiệu quả và cải thiện các chỉ số lâm sang. Nhiều bệnh nhân ĐTĐ típ 2 béo phì, giảm 5% trọng lượng là đạt được kết cục có lợi trên kiểm soát glucose máu, lipid máu và huyết áp. Về tiết thực: giảm thức ăn đưa vào: giảm calories bằng thức ăn có lượng mỡ thấp (low-fat diets), tinh bột thấp, thức ăn nhiều chất xơ, rau và trái cây... cũng nên phối hợp sự hổ trợ của các chuyên gia và tăng cường theo dõi, là khuyến cáo để duy trì giảm trọng lượng
Tập luyện thể dục: nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 150 phút hay nhiều hơn mỗi tuần, loại hoạt đông vừa phải hay mạnh
thường tập 5 ngày trong tuần, không nên quá 2 ngày không tập. Đối với loại tập luyện mạnh thì thời gian ngắn hơn, ít nhất 75 phút/tuần. Khuyến cáo loại hình tập luyện bao gồm: chạy bộ, đi bộ nhanh, đi bộ, dancing, đi xe đạp, bơi lội, làm vườn, làm việc nhà, Tóm tắt tiếng anh, Obesity is an important risk factor for cardiometabolic diseases such as diabetes, hypertension, dyslipidemia, and coronary artery disease. Lifestyle changes for adults who are overweight or obese will decrease morbidity and mortality. Before treatment, the patients have to understand any presenting symptoms, any underlying causes of being overweight or obese, such as eating behaviours, sedentarity, the comorbidities (for example type 2 diabetes, hypertension, dyslipidaemia, cardiovascular disease, osteoarthritis, a and sleep apnoea...), any environmental, social and family factors, including family history of overweight and obesity, any psychological problems. Lifestyle changes programs: such as increased physical activity and healthier eating (diet). Strong evidence exists that treatment of obesity can slow the progression of prediabetes to diabete. Weight Management: Lifestyle intervention programs should be intensive and have frequent follow-up to achieve significant reductions in excess body weight and improve clinical indicators. For many individuals with overweight and obesity with type 2 diabetes, 5% weight loss is needed to achieve beneficial outcomes in glycemic control, lipids, and blood pressure.