Mối quan hệ anh chị em ruột trong hoạt động kinh tế và các yếu tố tác động

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hữu Minh Nguyễn, Thị Hồng Hạnh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 301 Sociology and anthropology

Thông tin xuất bản: Tâm lý học 2020

Mô tả vật lý: 45366

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 398063

Sử dụng tư liệu từ khảo sát thực nghiệm tại hai xã/phường thuộc tinh Ninh Bình năm 2020 với dung lượng mẫu là 309 người đã xây dựng gia đình, có anh/chị/em ruột, bài viết phân tích mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các anh chị em ruột trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vận dụng lý thuyết trao đổi xã hội và tiếp cận văn hóa, trên cơ sở các phân tích thống kê số liệu, bài viết chỉ ra rằng trong bối cảnh của kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa anh chị em ruột trong hoạt động kinh tế vẫn được duy trì. Mối quan hệ anh chị em chặt chẽ hay lỏng lẻo tùy thuộc vào những nền tảng quan hệ tinh thần và kinh tế trước đó. Mặc dù chung một nguồn cội gia đình, mức độ hỗ trợ nhau giữa người trả lời với anh chị em gần gũi nhất là cao hơn so với người anh chị em ít gần gũi nhất. Trong số các yếu tố có liên quan đến việc hỗ trợ giữa anh chị em trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khoảng cách cư trú có ý nghĩa quan trọng nhất. Ngoài ra, nhóm trẻ tuổi hơn thì có xu hướng hỗ trợ tiền bạc nhiều hơn cho anh chị em. Nam giới có xu hướng hỗ trợ tiền bạc cho người anh chị em ruột gần gũi nhất nhiều hơn so với phụ nữ trong khi phụ nữ giúp công lao động nhiều hơn so với nam giới. Người có mức sống tốt hơn thì khả năng hỗ trợ tiền bạc tốt hơn nhưng giúp công lao động lại thấp hơn so với gia đình có mức sống kém hơn., Tóm tắt tiếng anh, Using surveyed data collected in one commune and one ward of Ninh Binh Province in 2020 from 309 married individuals who had siblings, this paper analyzes the relationship of mutual supports between siblings in production and business activities. Applying the theory of social exchange and cultural approach, the analyses showed that in the context of the market economy, the relationship between siblings in economic activities is still maintained. The closeness of a sibling relationship depends on their previously shared economic experiences and their psychological relationship foundation. Despite sharing a common family background, the level of mutual support between the respondent and the closest sibling was higher than that with the others. Among the factors associated to the mutual support between siblings in production and business activities, geographical distance is the most important. In addition, the younger age group tended to give more money to their siblings. Men tended to give money to their closest siblings than women did, while women helped to provide more act of service than men did. Those with better living conditions had better ability to support financially, but provided less act of service than those with lower living conditions.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH