Bài viết phân tích thực trạng già hóa dân số tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, từ đó đánh giá các thách thức tiềm năng nhằm đưa ra quan điểm và giải pháp cho thời gian tới. Già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh, thậm chí nhanh hơn các nước trong cùng nhóm thu nhập trung bình thấp, nhưng lại chưa đi kèm với sự cải thiện về điều kiện chăm sóc sức khỏe của nhóm dân số này. Hiện trạng đó có thể dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế, bất cân đối về cơ cấu dân số trong phát triển xã hội và tiềm ẩn nguy cơ về một xã hội "chưa giàu đã già". Trong tương lai, già hóa dân số cần được tiếp cận theo hướng thuận thiên, với vai trò của một xu hướng tự nhiên diễn ra cùng với tiến trình phát triển kinh tế. Theo đó, một số giải pháp nhằm thích ứng với già hóa dân số cần chú trọng vào đảm bảo thu nhập cho người cao tuổi, thiết kế chính sách kinh tế toàn diện và tạo sự đồng thuận trong xã hội về già hóa dân số., Tóm tắt tiếng anh, This paper analyzes the aging population in Vietnam and the international experience, thereby assessing the potential challenges to provide new viewpoints and corresponding policies in the coming years. The aging population in Vietnam evolves with a rapid growth rate, even with a higher speed than other economies in the same income group, but is not associated with improved health care services for this particular group of the population. This can result in a lower economic growth rate, an unbalanced social development, and an aged but not rich society. In the future, the aging population needs to be considered as a phenomenon that is harmonious with nature and that goes along with economic development. Thus, some policies are proposed to deal with the aging population including an inclusive income insurance system for aged people, a sound economic policy architecture, and a social consensus on the aging population.