Bài báo tổng quan một số công trình nghiên cứu về học qua chơi cho trẻ mẫu giáo. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là "Các nhà khoa học nói gì về học qua chơi? Có điều gì khác biệt giữa các nghiên cứu trong và ngoài nước?". Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã đọc, phân tích, tổng hợp 36 tài liệu có liên quan đến vấn đề này. Qua đó, tác giả đã tổng hợp được một số nội dung về học qua chơi như các thể loại, mục tiêu tổ chức, một số điểm khác biệt ở nghiên cứu trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số điểm nổi bật: Ở Việt Nam, khi nói về học qua chơi, các tác giả hầu như chỉ đề cập đến "trò chơi học tập", ý nghĩa của trò chơi này đến sự phát triển trí tuệ của trẻ
một số tác giả gợi ý các trò chơi học tập cho giáo viên và khuyến khích vai trò tích cực của giáo viên. Trong khi đó, các nghiên cứu quốc tế nêu nhiều điểm khác biệt về bản chất của học qua chơi, lợi ích của hoạt động này
mặc khác, các tác giả có nhiều tranh luận trái chiều về vai trò chủ động của trẻ, nhiệm vụ "hỗ trợ" của giáo viên., Tóm tắt tiếng anh, The article reviews a number of research projects on play-based learning for kindergarten. The research questions for this article are "What do scientists say about play-based learning? Is there any difference between domestic and international studies?". The author has read, analyzed and synthesized 36 documents related to play-based learning. To perform this study, the author has synthesized some content about play-based learning such as genres, organizational goals, and differences in domestic and foreign research. Research results has shown some main points: In Vietnam, when mention about play - based learning, the authors almost exclusively refer to "learning games", the meaning of this game to the intellectual development of children
some authors suggest learning games for teachers and encourage the active role of teachers. Meanwhile, international studies show many differences in the nature of play-based learning and its benefits
on the other hand, the authors have many conflicting arguments about the active role of children and the "supporting" task of the teacher.