This preliminary qualitative research aims to examine the changes in the level of explicitness of cohesive elements during the translation process. It does so by comparing an excerpt from Jane Austen's English novel "Pride and Prejudice" (1993) with its two Vietnamese translations by Diep Minh Tam (2002) and Lam Quynh Anh and Thien Nga (2017). The study focuses on how these translations handle cohesive elements based on Halliday and Hassan's cohesion taxonomy (1976). It also considers the tendency for explicitation, as suggested by Blum-Kulka's hypothesis (1986) and Gumul's framework (2017). The analysis involves identifying these cohesive devices in the source text and comparing them with their counterparts in the target texts to detect translational shifts towards greater explicitness. Additionally, the study examines how the two Vietnamese translations differ from each other in handling these elements. The findings of this descriptive study reveal that both Vietnamese translations employ explicitation techniques, including reiteration, the transformation of pro-forms into lexical cohesion, and the restoration of substitution and clausal ellipses used in the original text. The analysis also reflects different translation decisions in transferring the same source language content into the target language between the two translators, which manifests in the usage of explicitation shifts in the target language texts under study.Tính tường minh của các phương tiện liên kết văn bản có thể thay đổi trong quá trình dịch thuật. Vì vậy, trong nghiên cứu định tính ban đầu này, tác giả tiến hành so sánh một phần của tác phẩm “Kiêu hãnh và định kiến” của nhà văn Jane Austen (1993) với hai bản dịch tiếng Việt được thực hiện bởi Diệp Minh Tâm (2002), và Lâm Quỳnh Anh và Thiên Nga (2017) nhằm tìm hiểu các bước chuyển dịch tường minh trong việc chuyển ngữ các phương tiện liên kết. Nghiên cứu này dựa trên các lý thuyết về liên kết của Halliday và Hassan (1976), giả thuyết về tính tường minh của Blum-Kulka (1986/2000) và thang phân loại của Gumul (2017). Để đạt được mục đích của nghiên cứu, tác giả xác định các phương tiện liên kết được dùng trong văn bản gốc (quy chiếu, thay thế, rút gọn, liên từ, và liên kết từ vựng), sau đó tiến hành so sánh với hai bản dịch để nhận diện các chiến lược dịch tường minh. Hai bản dịch cũng được so sánh với nhau để tìm sự khác biệt trong chuyển dịch phương tiện liên kết của hai nhóm dịch giả. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển dịch tường minh trong văn bản dịch được áp dụng qua kỹ thuật lặp từ, sử dụng danh từ thay thế cho đại từ chỉ định, khôi phục phép thế và phép rút gọn mệnh đề bằng cách thêm thông tin. Phân tích bản dịch cũng cho thấy sự khác biệt trong quyết định dịch thuật của các dịch giả khi truyền tải một văn bản gốc sang văn bản đích, thể hiện ở việc sử dụng các chiến lược chuyển dịch tường minh trên khối liệu của nghiên cứu này.