Nghiên cứu kích thích sinh sản ốc bươu đồng (Pila polita)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Bình Lê, Thị Thu Thảo Ngô

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019

Mô tả vật lý: 360-370

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 398911

 Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp kích thích khác nhau đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng. Thí nghiệm được bố trí trong bể có kích thước (1×1×1 m), mật độ 15 cặp ốc/m2 và mực nước trong bể ban đầu là 40 cm. Thí nghiệm 1 được bố trí với 4 phương pháp kích thích sinh sản: 1) Giảm 25% nước (D25)
  2) Giảm 50% nước (D50)
  3) Giảm 75% nước (D75) và 4) Giảm 100% nước (D100). Kết quả cho thấy tỷ lệ ốc tham gia sinh sản ở D75 đạt cao nhất (60,6%), kế tiếp D50 (58,3%) và khác biệt (P <
 0,05) so với D25 hay D100. Ốc ở D75 sinh ra số tổ trứng và tần suất sinh sản (9,08 tổ/m2
  3,03 tổ/ngày/m2 ) cao hơn và khác biệt (P <
 0,05) so với D25 hay D100. Thí nghiệm 2, được bố trí với 4 phương pháp kích thích sinh sản: 1) Cấp thêm 25% nước (A25)
  2) Cấp thêm 50% nước (A50)
  3) Cấp thêm 75% nước (A75) và 4) Cấp thêm 100% nước (A100). Tỷ lệ ốc tham gia sinh sản ở A50 (82,2%), cao hơn (P <
 0,05) so với A25 (66,7%) và A100 (64,4%). Ốc ở A50 sinh ra số tổ trứng và tần suất sinh sản (12,3 tổ/m 2
  4,11 tổ/ngày/m 2 ) cao hơn (P <
 0,05) so với A25 (10,1 tổ/m 2
  3,33 tổ/ngày/m 2 ) hay A100 (9,7 tổ/m 2
  3,22 tổ/ngày/m 2 ). Kích thích sinh sản ốc bằng cách thay 75% hoặc cấp thêm 50% nước trong bể nuôi vỗ cho hiệu quả sinh sản cao hơn so với các phương pháp khác.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH