Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích sự bình đẳng hôn nhân theo tinh thần Phật giáo thông qua tạng Nikaya. Phân tích, so sánh, đối chiếu là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dù đã qua hơn 2600 năm nhưng tư tưởng của đức Phật về vấn đề hôn nhân chưa bao giờ lạc hậu, để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc vợ chồng phải có bốn sự tương đồng (đồng tín, đồng giới, đồng trí huệ và đồng thí xả). Việc vận dụng lời Phật dạy vào đời sống nói chung và hôn nhân nói riêng có một ý nghĩa sâu sắc và đem lại nhiều giá trị cho sự phát triển con người. Từ kết quả phân tích mẫu hình gia đình lí tưởng điển hình khi đức Phật còn tại thế là "cha mẹ Nakula" - hôn nhân được xây dựng dựa trên tinh thần tư tưởng của đức Phật cùng với những quan điểm Phật giáo về bình đẳng, nghiên cứu đề xuất phương pháp hành trì nhằm duy trì nền tảng hôn nhân bền vững theo tinh thần lời Phật dạy, góp phần xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh của người Việt Nam hiện đại., Tóm tắt tiếng anh, The study aimed to analyze the equality in the marriage relationship of Buddhism through the Nikaya Canon. Analytical and comparative methods were mainly used in the study. Research results showed that, even though it has been more than 2600 years, the Buddha's teaching on marriage has never been out of date. To have a happy marriage, the husband and wife have to achieve four similarities or homogeneity, including, Samasaddhā, Samasīla, Samacāgā và Samapaññā. The application of Buddha's teachings to life in general and marriage, in particular, has a profound meaning and brings many values to human development. From the analysis results of the typical ideal family model when the Buddha was alive as "Nakula's parents" - the marriage is built on the spirit of Buddha's thought along with Buddhist views on equality. The research proposed a method of practice to maintain a stable marriage foundation in the spirit of the Buddha's teachings, contributing to building a healthy spiritual life for modern Vietnamese people.