Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá thái độ của giới trẻ đối với các hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội YouTube. Mô hình nghiên cứu được xây dựng với biến phụ thuộc là thái độ của giới trẻ đối với quảng cáo trên mạng xã hội YouTube và 5 biến độc lập bao gồm: (1) thông tin, (2) tính giải trí, (3) sự phiền nhiễu, (4) độ tin cậy, (5) lo ngại quyền riêng tư. Sau khi kiểm định thang đo và phân tích nhân tố, tất cả nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến thái độ, có 3 nhân tố tác động cùng chiều và 2 nhân tố tác động ngược chiều. Ớ bước phân tích hệ số tương quan Pearson, nhân tố giải trí xảy ra hiện tượng không tương quan và đã bị loại khỏi mô hình. Đến bước kiểm định mô hình hồi quy, nhóm tác giả nhận thấy tương quan giữa nhân tố lo ngại quyền riêng tư đến thái độ là không có ý nghĩa. Tức là có 2 giả thuyết bị bác bỏ và 3 giả thuyết được chấp nhận. Trong đó, nhân tố độ tin cậy tác động mạnh nhất và nhân tố thông tin ảnh hưởng ít nhất đến thái độ của giới trẻ đối với quảng cáo trên mạng xã hội., Tóm tắt tiếng anh, This study explores young people's attitude towards advertising activities on the social network YouTube. The proposed research model consists of one dependent variable of the attitude of young people towards advertising activities on YouTube and five independent variables including: (1) informativeness, (2) entertainment, (3) distractions, (4) reliability and (5) privacy concerns. After testing the scale and analyzing factors, the study finds out that all the above-mentioned factors affect the attitude of young people. In which, two factors have positive correlation with the attitude of young people, and three factors have negative correlation with this variable. The Pearson correlation coefficient analysis show that the entertainment factor does not correlate with the variable and it is removed from the research model. The regression model analysis show that the correlation between the privacy concern factor and the attitude of young people is not significant. It means that two hypotheses are rejected and three hypotheses are accepted. The factor of reliability has the strongest impact and the factor of information has the weakest impact on the attitude of young people towards advertising activities on YouTube.