Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển, thu nhập trung bình của người dân tăng lên trong những năm gần đây, đời sống kinh tế không ngừng được cải thiện. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, có nhiều vấn đề xã hội - môi trường mới nảy sinh như bạo lực xã hội, giáo dục và y tế đều ở tình trạng quá tải, vấn đề về an toàn thực phẩm, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho đối tượng yếu thế, xử lý rác thải, ô nhiễm không khí, bảo tồn văn hóa,... Giải quyết những vấn đề này cần có sự chung tay của nhiều lực lượng trong xã hội và đã đến lúc Nhà nước cần phải coi doanh 1 nghiệp xã hội (DNXH) như là một đối tác để chia sẻ gánh nặng, giúp Nhà nước thực hiện các mục tiêu xã hội - môi trường. Việc ban hành văn bản pháp luật thừa nhận và tạo ra khuôn khổ pháp lý cho DNXH phát triển là vô cùng cần thiết. Vậy DNXH có địa vị pháp lý như thế nào ở Việt Nam, cơ sở pháp lý để doanh nghiệp này ra đời và hoạt động như thế nào đó là mục đích của bài viết này., Tóm tắt tiếng anh, Vietnam is a developing country, and the average income and living conditions of Vietnamese have increased in recent years. Along with the country's economic growth, many new social and environmental problems have arisen such as social violence, overcrowding in the education and healthcare systems, food safety, hunger, jobs for the disadvantaged, waste treatment, air pollution, (cultural preservation, etc. It is necessary to have the cooperation of many stakeholders to solve these problems and the state should consider social enterprises as a partner to help the state realize its socio-environmental goals. Hence, it is important for Vietnam to promulgate suitable policies and creat a legal framework for social enterprises to develop. This paper examines the legal status of social enterprises and the legal basis for the establishment and operation of this enterprise type in Vietnam.