Kiểu hồi ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam khi có sự gia tăng về quy mô trong những năm gần đây, điển hình là năm 2018 con số kiều hối vào Việt Nam theo Ngân hàng Thế giới (WB) đạt khoảng 16 tỷ USD [1]. Tuy nhiên, dữ liệu về kiểu hối ở nước ta được công bố không thống nhất giữa các cơ quan quản lý, WB, thậm chí số liệu khác biệt khi so với khảo sát thực địa. Chẳng hạn, dòng kiều hối vào Việt Nam theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là gần 10 tỷ USD vào năm 2017, thấp hơn con số 14 tỷ USD do WB công bố. Sự khác nhau này đến từ các góc nhìn khác nhau về kiều hối. Dựa trên cách tiếp cận cung - trung gian - cầu, trong đó, cung để cập tới nguồn kiều hối, trung gian là các kênh chuyển kiều hối và cầu là bên nhận kiều hối, nghiên cứu này đưa ra các khái niệm về kiều hối, qua đó thử phân loại theo các tiêu chí, phân tích các hàm ý chính sách có thể áp dụng nhằm nâng cao vai trò của nguồn ngoại tệ này đối với phát triển kinh tế đất nước. Đóng góp của nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác quản lý kiều hối ở nước ta hiện nay, đặc biệt trong mục tiêu tận dụng tốt hơn lợi thế của dòng kiều hối đối với phát triển kinh tế., Tóm tắt tiếng anh, Remittances have increasingly played an important role for Vietnam as there has been an increase in scale in recent years, typically in 2018, according to WB, the number of remittances into Vietnam reached about 16 billion USD [1]. However, the data on remittances published were not the same among Vietnamese authorities and the WB, even different from the figures in the field survey. For example, according to statistics of the State Bank of Vietnam the remittances inflow into Vietnam was nearly 10 billion USD in 2017, lower than the 14 billion USD announced by the WB. The differences came from different perspectives on remittances. Based on the model of supply - intermediation - demand, in which the supply refered to the source of remittances, the intermediation was the channels of remittance transfer and the demand was the remittance recipients, the research introduce the concepts of this foreign currency source. Thereby, trying to classify by criteria, analyze the possible policy implications to enhance the role of remittances for Vietnam's economic development. This study contributed theoretical and practical values to the management of remittances in Vietnam today, especially in the goal of better leveraging benefit of remittance to develop national economy.