Tác động từ chính sách ngoại giao Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ đổi với vị thế trung tâm của ASEAN

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Khương Mạnh Linh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 320 Political science (Politics and government)

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á 2023

Mô tả vật lý: 45299

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 399566

Kể từ sau khi BJP lên nắm quyền vào năm 2014, Ấn Độ đã từng bước thực thi chính sách ngoại giao Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm theo đuổi vị thế cường quốc thế giới. Với trọng tâm là hướng về phía Đông, chính sách này có thế chia thành ba phần: khu vực Vịnh Bengal, khu vực ASEAN, khu vực Tây và Nam Thái Bình Dương. Vịnh Bengal thuộc khu vực lợi ích hàng đầu, khi mà Ấn Độ theo đuổi vị thế dẫn dắt và đẩy mạnh quá trình hội nhập khu vực, từ đó cạnh tranh vị thế trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực. Tây và Nam Thái Bình Dương là khu vực lợi ích thứ yếu, Ấn Độ coi trọng hợp tác với các nền dân chủ lớn và tìm cách đạt được vị thế bình đẳng với Mỹ, Nhật Bản và các nước khác, điều này làm suy yếu vị thế trung tâm của ASEAN. ASEAN là nơi giao thoa giữa các khu vực lợi ích chính và phụ của Ấn Độ, nằm ở cửa ngõ phía Đông của Ấn Độ ra Thái Bình Dương, Ấn Độ chủ yếu áp dụng chiến lược kiên trì có lựa chọn vị thế trung tâm của ASEAN tại khu vực này. Nhìn chung, chính sách ngoại giao Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Ấn Độ đã có ảnh hưởng nhất định đến vị thế trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH