Thực trạng thoái hóa đất vùng Đông Nam bộ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mạnh Hà Khương, Tuấn Dương Nguyễn, Thị Trang Phạm, Mạnh Công Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 631.4 Soil science

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , 2020

Mô tả vật lý: 27 - 36

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 399675

 Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân gây thoái hóa đất làm căn cứ đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đất hợp lý, bền vững vùng Đông Nam bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng Đông Nam bộ có 6 loại hình thoái hóa đất là xói mòn do mưa, khô hạn sa mạc hóa, kết von và đá ong, suy giảm độ phì nhiêu, mặn hóa và phèn hóa. Trong đó diện tích đất bị suy giảm độ phì nhiêu là lớn nhất với 1.282.960 ha, chiếm 67,05% tổng diện tích đất điều tra. Kết quả tổng hợp cho thấy chỉ có 244.360 ha, chiếm 12,77% tổng diện tích điều tra không bị thoái hóa, diện tích đất bị thoái hóa là 1.669.169 ha, tương ứng với 87,23% tổng diện tích điều tra bị thoái hóa, trong đó tỷ lệ diện tích đất bị thoái hóa ở mức độ nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 26,35%
  37,89% và 22,99% tổng diện tích điều tra. Kết quả đánh giá thực trạng thoái hóa đất là căn cứ quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất bền vững, chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu của vùng, Tóm tắt tiếng anh, The research aims to assess the current situation and determine the causes of land degradation to propose some reasonable solutions to sustainable land use and land management in the Southeast. The research results indicate that the Southeast has 6 types of land degradation including erosion due to rain, deserttification, laterite curdling, reducing fertility, salinity and alumification. In which 1,282,960 ha is the largest decreasing-fertility area, accounting for 67.05% of the total investigated land. There are 244,360 ha is not degraded, accounting for 12.77% total area, the degraded area is 1,669,169 ha, equivalent to 87.23% of the total area to be degraded, in which the percentage of land with light, medium and heavy degradation is 26.35%
  37.89% and 22.99% of the total surveyed area. The results of current soil degradation evaluation play an important role in proposing some solutions to to sustainable land use and land management, to actively cope with regional cliamte change.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH