Hệ thống giao thông là huyết mạch của phát triển kinh tế - xã hội luôn được TP. Đà Nẵngchú trọng phát triển trong thời gian qua. Trợgiá cho xe buýt cũng là một hình thức được TP. Đà Nẵngsử dụng với mục tiêu giảm bớt tình trạng kẹt xe, giảm ô nhiễm và tiết kiệm chi phí. Việc phân tích được tiến hành dựa trên tính toán những lợi ích về ngoại tác của việc sử dụng xe buýt, từ đó đưa ra kết luận về sự đúng đắn của việc trợ giá. Bằng việc sử dụng kết quả tính toán chi phí vận hành, chi phí thời gian, chi phí ô nhiễm và chi phí an toàn của mỗi hành khách đối với việc sử dụng các loại phương tiện khác nhau
kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống xe buýt thực sự có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, và trợ giá là chính sách phù hợp trong thời điểm hiện tại. Từ đó, tác giả đưa ra 2 nhóm khuyến nghị chính sách: về phương pháp trợ giá và về tổ chức thực hiện. Thay đổi phương pháp trợ giá từ cách thức trực tiếp như hiện nay sang các biện pháp trợ giá gián tiếp là phương pháp khả dĩ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hoạt động xe buýt cũng như giảm gánh nặng cho ngân sách Thành phố. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lộ trình, chiều dài tuyến, sắp xếp sử dụng các phương tiện phù hợp với điều kiện giao thông TP. Đà Nẵng cũng là điều cần thiết để có thể thúc đẩy hệ thống xe buýt phát triển và thu hút được sự tham gia của người dân., Tóm tắt tiếng anh, Traffic system which is considered the life-line of economics and society development hasattracted great attention from the government of Da Nang City. Bus fare subsidy is one of solutions launching by Da Nang City's authorities in order to tackle the traffic jam and the environmental pollution issues. This study is to analyze external factors and caculate the benefits in order to assess the bus fare subsidy in Da Nang City. By analyzing the operation cost, time cost, pollution cost and assurance cost per passenger using all kinds of vehicle, this study's results indicate that the bus system has positively contributed to the citys growth and the bus fare subsidy has been an appropriate policy for the city. Based on the study's results, two groups of recommended policies are given in terms of the bus fare subsidy scheme and the scheme operation. The shift from the current direct subsidy scheme to the indirect subsidy scheme could be an appropriate way to not only improve the bus system's effectiveness but also ease the city's budget burden. In addition, the changes in bus routes and bus schedules are also necessary solutions to promote the development of the city's bus system.