Việt Nam tính đến tháng 6/2021 đã đạt tỉ lệ đô thị hóa xấp xỉ 40,4% và dự báo tăng đến 44,45% vào năm 2030. Với tốc độ tăng trưởng nóng, đô thị đang có những tác động tiêu cực đến môi trường, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi khí hậu. Với kịch bản nhiệt độ trái đất tăng 3°C vào cuối thế kỉ XXI, sẽ khiến mực nước biển dâng lên 1 m. Khi đó, có tới 10,74% diện tích đô thị tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ngập lụt. Thế nhưng, đứng trước những báo động đỏ về thiên tai thì hiện nay vấn đề thoát nước tại các đô thị lại bộc lộ những mặt hạn chế do thiếu đồng bộ. Tình trạng lũ lụt đô thị đang là vấn đề cấp bách, cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu và hướng giải quyết hiệu quả. Trong bài báo, tác giả bước đầu tổng hợp thực trạng vấn đề thoát nước tại các đô thị, kết hợp với bài học kinh nghiệm xây dựng và phát triển hạ tầng xanh của các đô thị trên thế giới để từ đó đưa ra những khuyến nghị giải pháp hạ tầng xanh phù hợp, nhằm giải quyết vấn đề thoát nước đô thị theo hướng phát triển bền vững., Tóm tắt tiếng anh, Until June 2021, Vietnam's urbanization rate has reached approximately 40.4% and is projected to rise to 44.45% by 2030. With the heating growth rate, urban areas are having negative environmental impacts, which is the main cause of climate change. In the scenario where the earth's temperature goes up 3°C by the end of the 21st century, the sea levels will rise by 1m. Up to 10.74% of urban areas in Vietnam would then be severely affected by flooding. However, confronted with the red alert of natural disasters, drainage systems in urban areas have currently shown limitations due to lack of synchronization. Urban flooding is now a pressing issue that requires intensive research and effective solutions. In the article, the author first gives an overview of the actual state of urban sewerage, combined with lessons learned from the construction and development of green infrastructure of urban settings around the world. Thereby, appropriate GI solutions are made to solve the problems of urban drainage in the direction towards sustainable development.