Trên phạm vi toàn cẩu, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lẩn thứ tư, công nghệ số và chuyển đổi số dẩn chiếm Ưu thế, thậm chí sẽ ngày càng đóng vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tê' - xã hội cùa các quốc gia. Chuyển đổi số được coi là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, diễn ra nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đẩu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018, đặc biệt là từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020 [1], Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân và tổ chức về cách sống, cách làm việc với các công nghệ số trong môi trường số [2]. Xét trên phương diện toàn xã hội, chuyển đổi số đã làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với nhà nước, chuyển đổi số với đặc trưng là dùng dữ liệu và công nghệ số cùng với kết nối không giới hạn đã đặt ra yêu cầu thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước cho phù hợp. Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi người lao động nói chung và đội ngũ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước nói riêng phải sở hữu kỹ năng số, phù hợp với từng môi trường làm việc., Tóm tắt tiếng anh, The process of digital transformation has been demanding to build and develop digital skills for employees, especially civil servants, to adapt to the new context. The article focuses on analyzing the digital skills required for civil servants and discusses some proposals to help build the necessary digital skills in the context of digital transformation in Vietnam.