Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự khác biệt giữa hai dạng hành vi gây hấn công cụ và gây hấn phản ứng ở học sinh trung học cơ sở, cũng như sự khác biệt về địa bàn sinh sống, học lực, giới tính và nghề nghiệp của cha mẹ liên quan đến hành vi gây hấn của học sinh. Khách thể tham gia nghiên cứu gồm 1.677 học sinh lớp 7 và 8 ở 4 tỉnh/thành của Việt Nam gồm: Yên Bái, Hà Nội, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh. Công cụ chính được sử dụng là bảng hỏi Hành vi Gây hấn phản ứng và Gây hân công cụ (RPQ- Reactive and Proactive Aggression Questionnaire) của Raine và cộng sự (2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh ở cả 4 tỉnh/thành đều có biểu hiện hành vi gây hấn phản ứng thường xuyên hơn gây hấn công cụ. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hành vi gây hấn của học sinh ở các tỉnh/thành khác nhau cũng như học sinh có lực học, giới tính và nghề nghiệp của cha mẹ khác nhau. Dữ liệu thu được đã góp phần làm phong phú hơn bức tranh thực trạng các dạng hành vi gây hấn của học sinh THCS ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng làm gia tăng hành vi gây hấn ở học sinh. Những đóng góp, hạn chế và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo cũng được bàn luận trong nghiên cứu này., Tóm tắt tiếng anh, This paper aims to explore differences between the reactive and proactive aggression in secondary school students, as well as how other factors including living areas, academic performance, gender and parents' occupation affect their aggressive behaviour. A sample of 1.677 secondary school students from four provinces and cities, namely Yen Bai, Ha Noi, Nghe An, Ho Chi Minh took part in the current study. The employed instrument was Reactive and Proactive Aggression Questionnaire (Raine et al., 2006). The results revealed that students displayed reactive aggression more frequently than proactive aggression. There were statistically differences in aggression scores by living areas, academic performance, genders and parents' occupations. These findings have contributed further knowledge on aggression in Vietnam and helped to identify various impact factors of increased aggression among Vietnamese students. Contributions, limitations and implications for future study have been discussed in the paper.