Bài báo phác thảo thành tựu ngữ văn học từ đầu thế kỉ 20 đến nay. Qua các tác giả và công trình tiêu biểu, chúng tôi chia lịch sử nghiên cứu ngữ văn ra làm ba thời kì: Pháp học, Nga học và Việt học. Tập trung chủ yếu vào giai đoạn Việt học, chúng tôi lập bảng khảo sát các nhà nghiên cứu ngữ văn dưới 70 tuổi với các công trình công bố quốc tế thuộc hai nhóm: danh mục tạp chí WoS/Scopus và các tạp chí khác, để đi đến ba kết luận: 1. Các nhà nghiên cứu ngữ văn được đào tạo trong nước có công bố quốc tế nhiều gấp 4 lần số người được đào tạo nước ngoài. 2. Do khả năng công bố quốc tế khá tốt trong thời gian ngắn (tập trung khoảng 5 năm trở lại với hơn 50 bài WoS/Scopus) chúng tôi đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong đào tạo tiến sĩ, người hướng dẫn và nghiên cứu sinh phải có bài báo WoS/Scopus để đẩy mạnh hơn việc thăng hạng thứ bậc đại học và quốc gia. 3. Chính phủ cần xem lại các đề án cử người đi học nước ngoài. Với ngành ngữ văn, việc học nước ngoài hầu như không mang lại hiệu quả như mong đợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên dành kính phí đó để đầu tư vào các nhóm nghiên cứu ngữ văn mạnh trong nước. Giáo sư hướng dẫn chịu trách nhiệm đào tạo và gửi NCS đi thực tập hoặc nghiên cứu ở nước ngoài, nếu cần thiết., Tóm tắt tiếng anh, The article outlines literary achievements from the early 20th century to the present. Having reviewed typical authors and works, we divide the history of philology research into three periods: French studies, Russian studies, and Vietnamese studies. Focusing mainly on the Vietnamese study period, we conducted a survey of philologists under 70 years old with internationally published works in two groups - WoS/Scopus journals and Other journals - and have reached the following conclusions: 1. Domestically trained philologists have made international publications 4 times more than those who are trained abroad
2. Due to the relatively high likelihood of publishing works internationally in quite a short time (focusing on more than 50 WoS/Scopus articles in the past 5 years), we propose the Ministry of Education and Training prescribe regulations in doctoral training, that is, supervisors and PhD students must have WoS/Scopus papers to further promote university and national rankings
and 3. The government needs to review the schemes for sending people to study abroad. In the field of philology, studying abroad hardly brings the expected effect, so instead, the Ministry of Education and Training could spend that amount of money to invest in strong philological research groups in the country. Supervisors should be responsible for training and sending their students to practice or study abroad, if necessary.