Hiệu quả của việc sử dụng KCIO3 và Ca(NO3)2 đến khả năng chịu mặn của cây lúa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Y Thanh Nguyễn, Minh Thứ Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 633 Field and plantation crops

Thông tin xuất bản: Nông nghiệpvàPhát triển nông thôn , 2019

Mô tả vật lý: 45612

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 400379

 Nghiên cứu sử dụng Ca(NO3)2, và KCIO3, phun cho cây lúa nhằm làm tăng tính chịu mặn. Thí nghiệm trong chậu được tiến hành trong vụ đông xuân 2016-2017 tại Vườn Sinh học - Trường Đại học Quy Nhơn. Vụ đông xuân 2017-2018 tiến hành thí nghiệm ngoài đồng ruộng tại xã Phước Thuận - Tuy Phước - Bình Định và xã Cát Chánh - Phù Cát - Bình Định, trên đất bị nhiễm mặn. Kết quả thí nghiệm trong chậu cho thấy xử lýCa(NO3)2ở các nồng độ 0,1%
  0,2%
  0,3% và KClO3, 10 ppm, 20 ppm, 30 ppm có ảnh hưởng chưa rõ đến chiếu cao cây, chiều dài bông cũng như số nhánh/cây và khối lượng 1000 hạt. Công thức phun Ca(NO3)2,0,1% và KCIO3, 10 ppm làm tăng số bông hữu hiệu/cây và số hạt chắc/bông. Năng suất lúa ở công thức phun Ca(NO3)2, nóng độ 0,1% (CT1) đạt cao hơn các công thức còn lại (65,90 gam/chậu), tăng 17,15% so với đối chứng (56,25 gam/chậu)
  tiếp đến là công thức phun KCIO3, 10 ppm (CT4) đạt năng suất 62,55 gam/chậu, tăng 11,2% so với đối chứng (56,25 gam/chậu). Thí nghiệm ngoài đồng ruộng cho thấy, phun Ca(NO3)2,0,1% và phun KCIO3, 10 ppm làm tăng số bông hữu hiệu, số hạt chắc/bông rõ rệt so với đối chứng. Năng suất lúa ở công thức phun Ca(NO3)20,1% đạt 70,54-71,10 tạ/ha, tăng 10,4-11,6% so với đối chứng. Công thức phun KCIO310 ppm đạt năng suất 69,60-70,20 tạ/ha, tăng 9,0-10,1% so với đối chứng (năng suất 63,20-64,40 tạ/ha).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH