Hoạt động trồng lúa ở Đồng Tháp Mười thời thuộc Pháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Dương Văn Triêm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Lịch sử 2021

Mô tả vật lý: 36-48

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 400557

 Hoạt động trồng lúa đã có từ rất sớm ở Đồng Tháp Mười, song song với quá trình khai hoang mở cõi. Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, thời gian canh tác lúa ở Đồng Tháp Mười gồm 2 vụ: ruộng sớm và ruộng muộn, đối với những nơi ngập trũng gọi là ruộng bàu chỉ làm được 1 vụ/năm. Ở trấn Định Tường, chỉ duy nhất huyện Kiến Đảng có ruộng bàu ngập nước. Dựa trên kỹ thuật canh tác, ruộng được chia thành 2 loại: ruộng cày trâu và ruộng không cày trâu. Ruộng không cày trâu là ruộng bàu thường chỉ phát cỏ rồi cấy. Đến đầu thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đưa dân miền Bắc, miền Trung vào khai hoang ở miền Nam kèm theo cho vay giống, cung cấp trâu cày làm ruộng. Để ổn định diện tích trồng lúa và đảm bảo an ninh lương thực, ngoài chính sách khuyến khích, khen thưởng nhà nước còn phạt nặng địa phương nào để ruộng bỏ hoang, tùy theo cấp bậc mà có mức xử phạt khác nhau
  nhẹ là phạt trượng, phạt tiền và nặng là truy cứu tội. Sang thời thuộc Pháp, chính quyền thuộc địa khuyến khích dân nghèo không có tiền mua ruộng hoặc không có ruộng đất, ra sức khai hoang đất công sản còn bỏ hoang, người trưng khẩn được hưởng trọn lợi tức trong 4 năm. Chính quyền còn ban hành nghị định về thuê mướn nông phu. Có giấy giao kèo thỏa thuận tiền công, giò làm, cơm ăn, chỗ ở... và nội dung đã thông nhất trong giao kèo hai bên phải cùng thực hiện. Nhà nước có đặt chức thanh tra, đi tra xét những nơi có thuê mướn nông phu... Với phương thức canh tác và chính sách mới mới, hoạt động trồng lúa ở Đồng Tháp Mười dưới thời Pháp thuộc có những biến đổi ra sao so với trước? Trong bài viết này,tác giả sẽ nghiên cứu một số nội dung liên quan: Công tác thủy lợi, diện tích thực canh cây lúa, các loại ruộng lúa, vấn đề cây "lúa nổi" và diện tích ruộng lúa so với diện tích các loại cây trồng khác, qua đây góp phần làm sáng tỏ vấn đề lịch sử này.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH