Xây dựng mô hình sản xuất một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội tại huyện Kỳ Sơn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bá Ai Hờ, Thị Ngọc Nguyễn, Văn Sơn Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Đặc san Khoa học và Công nghệ Nghệ An, 2022

Mô tả vật lý: 45297

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 400603

 Qua quá trình triển khai dự án cho thấy các loại cây ôn đới nhập nội (đào, lê, dâu tây) cóthể có khả năng thích nghi tốt tại Nghệ An. - Mô hình trồng đào ĐML1: Đào ĐML1 sau 26 tháng trồng sinh trưởng tốt, chiều cao cây trung bình 168cm
  đường kính gốc bình quân 6,12cm, đường kính tán trung bình 162cm. Đào ĐML1 bắt đầu ra hoa và cho quả bói. Đây là giống đào có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên tại xã Mường Lống. - Mô hình trồng lê BV1: Giống lê BV1 sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống. Cây sau trồng 26 tháng có chiều cao trung bình 133cm, đường kính gốc bình quân 6,12cm, đường kính tán trung bình 162cm. Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt. - Mô hình trồng dâu tây: Giống dâu tây Newzealand sau 02 năm trồng có tỷ lệ sống của dâu tây tại vườn trung bình đạt 83,74%. Đến thời điểm 150 NST, chiều cao trung bình 18cm, số lá/thân 19,5 lá, đường kính tán 24,9cm. Đây là thời điểm cho quả thu hoạch. Dâu tây Newzealand trồng tại Mường Lống có độ ngọt trung bình là 7,82%. Năng suất bình quân năm thứ nhất là 4,03 tấn/ha, năm thứ 2 là 6,06 tấn/ha, năm thứ 3 mới thu hoạch được 01 lứa là 1,43 tấn/ha. Dây tây Newzealand là loài rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn trắng gây hại trên diện rộng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH