Bối cảnh ngân hàng ảo ở Việt Nam và triển vọng tương lai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê An Hoàng, Nhật Phong Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Tài chính Kế toán 2023

Mô tả vật lý: 18-25

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 400774

Đại dịch Covid-19 là chất xúc tác cho sự bùng nổ số lượng ngân hàng số tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Trong cuộc đua số hóa khốc liệt giữa các ngân hàng truyền thống hiện nay, sự xuất hiện của một số ngân hàng ảo được xem như một luồng gió mới. Trong khi số lượng nghiên cứu về bối cảnh ngân hàng ảo ở Việt Nam còn hạn chế, bài viết này giúp làm sáng tỏ hơn về khái niệm này cũng như khả năng áp dụng ngân hàng ảo trong việc giải quyết vấn đề tài chính toàn diện. Thông qua quá trình thu thập, xác minh và phân tích dữ liệu thứ cấp về hiện trạng tài chính toàn diện cũng như triển vọng số hóa ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy vị thế ngày càng vững chắc hơn của nhóm ngân hàng ảo trong bức tranh tổng thể của ngành ngân hàng Việt Nam. Điều này đến từ hiệu quả chi phí của mô hình kinh doanh, chuyên môn trong việc tận dụng dữ liệu khách hàng và danh mục sản phẩm khác biệt so với những ngân hàng truyền thống. Hơn nữa, trong khi ngân hàng ảo đang dần đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, Việt Nam nên cân nhắc áp dụng quy trình cấp giấy phép riêng biệt cho mô hình này, qua đó khuyến khích các loại hình công ty khác nhau cùng tham gia và đẩy nhanh tác động tích cực mà nó mang lại., Tóm tắt tiếng anh, The Covid-19 pandemic acted as a catalyst for the booming number of digital banks in Southeast Asia, especially in Vietnam. In the fierce digitalisation competition among traditional banks, the emergence of several virtual banks is a breath of fresh air. While there is limited research on the Vietnamese virtual banking landscape, this paper aims to shed more light on this concept of bank without-branch as well as its immense potential in addressing a burning issue - financial inclusion. To validate the research goals, the authors applied secondary research through the process of collecting, verifying, and analysing data on Vietnam's inclusive finance status and digitalisation outlook. Results demonstrate a stronger position of virtual banks in the overall picture of Vietnam's banking digitalisation. This strength is built up from the cost efficiency of the business model, expertise in leveraging customer data, and a distinctive product portfolio in comparison with traditional players. Furthermore, virtual banks are becoming increasingly significant in advancing financial inclusion, and it is suggested that Vietnam should take account of a separate license-issuing process for this concept that encourages different types of companies to incorporate and escalate the positive impacts.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH