Việt Nam được đánh giá là một nước có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới. ĐDSH đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn vốn tự nhiên quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước, đặc biệt là nền tảng để phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và du lịch. Vì vậy, bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và ĐDSH đã được xác định là vấn đề môi trường toàn cầu, được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, góp phần thúc đẩy hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, với áp lực của phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước chưa phù hợp, khai thác quá mức và buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã
ô nhiễm môi trường (ÔNMT)
biến đổi khí hậu (BĐKH)
sinh vật ngoại lai xâm hại (SVNLXH) có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng ngày càng lớn đến ĐDSH. Do đó, việc nhận diện các tác động, ảnh hưởng gây suy giảm ĐDSH là cần thiết, làm cơ sở cho các định hướng ưu tiên về BTTN và ĐDSH trong thập kỷ phục hồi hệ sinh thái (HST).