Bài viết trình bày trải nghiệm của một nhóm thực hiện một Đề tài cấp Bộ xây dựng phần mềm học tiếng Anh trực tuyến cho thanh thiếu niên ở Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình của Berge (1995) về vai trò của điều phối viên (trưởng nhóm) và mô hình của Stark và Lattuca (1997) về lập kế hoạch xây dựng khóa học trực tuyến để phân tích các nguồn dữ liệu khác nhau như biên bàn cuộc họp, trao đổi qua thư, mạng xã hội, và trải nghiệm thực tế của các thành viên trong quá trình xây dựng bài học tiếng Anh di động trình độ A2 và B1 (tương đương với bậc 2 và 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy tầm quan trọng của ba yếu tố: hợp tác nhóm, vai trò của trường nhóm và khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển ứng dụng học tiếng Anh di động. Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn đối với các nhóm nghiên cứu liên ngành trong việc xác định nguyên tắc và phương thức hợp tác khi cùng tham gia vào một dự án chung.