Một số cơ sở y tế đã cung cấp cho khách hàng ứng dụng sử dụng trong tư vấn, chăm sóc sức khỏe và khám bệnh từ xa. Không thể phủ nhận tính hiệu quả của các ứng dụng này nhưng việc khách hàng có ý định sử dụng lại ứng dụng này hay không cần được tìm hiểu. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu chuỗi hành vi dẫn tới sự chấp nhận sử dụng ứng dụng Dr.OH trong dịch vụ y tế từ xa tại TP. Hồ Chí Minh của các khách hàng đã và đang sử dụng ứng dụng Dr.OH. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của David và cộng sự (1989) được sử dụng như một lý thuyết nền để đề xuất mô hình nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 115 khách hàng trên tổng số 138 khách hàng đã và đang sử dụng ứng dụng Dr.OH tại TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng. Phần mềm thống kê SPSS 20.0 và AMOS 22.0 được sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu. Nghiên cứu đề xuất hai yếu tố bên ngoài tác động gián tiếp tới ý định sử dụng ứng dụng Dr.OH đó là Sự tin tưởng và Sự lo lắng về công nghệ thông qua các trung gian (nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, thái độ và ý định hành vi). Kết quả nghiên cứu cho thấy, Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực còn Sự lo lắng về công nghệ có tác động tiêu cực. Kết quả nghiên cứu được thảo luận để đề xuất hàm ý quản trị mang tính ứng dụng.