Thu hồi tài nguyên từ chất thải ngành công nghiệp xi mạ tại Việt Nam theo hướng kinh tế tuần hoàn và bền vững

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Giang Lê, Trường Huynh Nguyễn, Văn Cường Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Môi trường 2023

Mô tả vật lý: 70-73

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 401429

Ngành công nghiệp xi mạ đang trải qua một giai đoạn phát triển đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngành này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất như thiết bị điện, ô tô, môtơ, xe đạp, dụng cụ y tế, và các sản phẩm kim loại tiêu dùng [1]. Đặc biệt, việc gia công xi mạ sản phẩm như linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại đã đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm này đạt 51 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2020. Sản lượng xuất khẩu thép đạt 30,8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu đạt 7,5 triệu tấn với tổng giá trị 12 tỷ USD [2]. Trong lĩnh vực tôn mạ, sản lượng tăng trưởng đạt 6 triệu tấn, trong đó có 3,4 triệu tấn được xuất khẩu (chiếm 45%). Các sản phẩm mạ điện từ Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, châu Âu và Mỹ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH