Ngày nay, hội chứng tự kỷ đang là một vấn đề nóng bỏng trong xã hội và được xem là một trong các dạng rối loạn tâm thần ở trẻ em. Tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt trong sự phát triển của trẻ, nó thể hiện bằng sự sút kém nghiêm trọng và lan tỏa các chức năng tâm thần trên các phương diện: Tương tác xã hội kém, ngôn ngữ phát triển chậm và lệch lạc bất thường, hành vi và ứng xử nghèo nàn, định hình, lặp đi lặp lại... Những hội chứng này làm cho trẻ gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn giao tiếp, tương tác xã hội. Chính vì vậy, nhân viên công tác xã hội phải thực sự trở thành trung gian, cầu nối hỗ trợ, cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp phụ huynh có con mắc hội chứng tự kỷ xử lý tốt những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với con em mình. Nghiên cứu chỉ ra khái niệm trẻ tự kỷ, phân tích những yếu tố tác động và vai trò giáo dục của nhân viên công tác xã hội học đường bao gồm: Vai trò giáo dục kiến thức, kỹ năng
truyền thông về quyền học tập, chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe, tâm lý trước tuổi đến trường
tổ chức tập huấn
vận động cha mẹ trực tiếp tham gia trị liệu cùng trẻ
tham vấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ trẻ...đây là những vấn đề rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ ở trường mầm non của nhân viên công tác xã hội.