Tư tưởng thân dân là một nội dung nổi bật trong cả thơ chữ Hán và chữ Nôm củaNguyễn Bỉnh Khiêm. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi đề cập đến những biểu hiện nổibật trong tư tưởng thân dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở các phương diện: Từ tấm lòng nhân áithương dân, gần dân, lo dân sâu sắc đến ước mong cho người dân có một cuộc sống thái bình,yên ấm, không có cảnh chiến tranh điêu tàn. Từ việc thấu hiểu khát vọng của người dân đến ýthức về vai trò, tâm huyết và trách nhiệm trước người dân. Sống giữa hoàn cảnh lịch sử đầybiến động của chế độ phong kiến Việt Nam thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm có lúc tham giachính sự, có lúc lùi về thôn quê, dù ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, tấm lòng tiên ưu của ông vẫnvằng vặc như ánh trăng rằm. Cuộc đời và thơ văn của ông là tấm gương phản chiếu tâm hồn,tình cảm ông và cả bức tranh rõ nét nhất về thế sự đương thời nhiều đảo điên, ngang trái. Tưtưởng thân dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa có sự tiếp thu truyền thống của văn học dân gianvừa có sự kế thừa tư tưởng thân dân trong văn học Lí - Trần và đặc biệt là đại thi hào NguyễnTrãi - người kết tinh tư tưởng thân dân tiêu biểu nhất ở thế kỉ XV