Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm vi sinh vật (tổng vi khuẩn và tổng nấm) trong khu vực làm việc ngành môi trường thuộc đề tài mã số CTTĐ 01/2020/TLĐ. Mục tiêu là đánh giá hiện trạng mật độ ô nhiễm vi sinh vật (tổng vi khuẩn và tổng nấm) trong môi trường lao động của các cơ sở phân loại và thu gom rác thải. Mối nguy từ yếu tố sinh học tạo ra từ quá trình thu gom, phân loại rác thải ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Nhằm thực hiện đánh giá rủi ro tại nơi làm việc ngành công nghiệp môi trường theo phương pháp của tổ chức lao động thế giới (ILO) thì ban đầu cần phải xác định được mối nguy, đánh giá mức độ rủi ro của mối nguy. Mối nguy đến từ nguyên liệu rác, phế thải, phế phẩm từ các công ty thải ra mà công nhân phải thu gom và phân loại trước khi đưa đi xử lý. Khí hậu nóng ẩm ở nước ta là điều kiện lý tưởng cho các vi sinh vật gây hại phát triển
sự lây nhiễm vi sinh trong không khí đặc biệt nguy hiểm cho người lao động (NLĐ), nhất là khi công tác an toàn và vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất chưa được quan tâm, dụng cụ bảo hộ lao động còn thô sơ, người lao động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với yếu tốc độ hại xuất phát từ rác thải, chất thải. Giới hạn cho phép tiếp xúc vi sinh trong không khí môi trường lao động hiện chưa có quy định. Người lao động trong thu gom, phân loại rác thải luôn đối mặt với nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh và các chủng nấm mốc gây hại. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm tổng vi khuẩn và tổng nấm mốc trong không khí khu vực làm việc tại các cơ sở thu gom và phân loại rác thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.