NHẬN THỨC VĂN HOÁ CÓ PHÊ PHÁN: VĂN HOÁ VIỆT NAM CÓ NÊN ĐƯỢC TIẾP CẬN THEO MỘT HƯỚNG KHÁC?

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Diệu Linh Đào, Như Quỳnh Đỗ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài 2020

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 402169

 Nhận thức văn hoá có phê phán- một thành tố chủ chốt trong khung năng lực giao tiếp liên văn hóa của Bryam (1997) - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo kỹ năng tư duy phê phán cho người học ngoại ngữ. Nhiều nghiên cứu về cách phát triển nhận thức văn hóa có phê phán đã được thực hiện trong các lớp học ngôn ngữ
  tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào mà chúng tôi tìm được lấy lớp học văn hóa bản địa là bối cảnh để nâng cao nhận thức này. Trong bài viết này, nhóm tác giả muốn nhấn mạnh tính cần thiết của việc thúc đẩy nhận thức văn hoá có phê phán trong lớp học văn hóa bản địa. Chúng tôi nhận ra một số rào cản khiến việc giảng dạy văn hóa Việt Nam tại trường đại học (trong giới hạn một ví dụ tại trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) hiện nay chưa thể giúp nhận thức văn hoá có phê phán cho người học. Những rào cản nói trên nằm ởtài liệu học tập, cụ thể là hai cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, và các hoạt động học tập trên lớp. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số ý tưởng để làm cho việc dạy và học có tính phê phán hơn., Tóm tắt tiếng anh, Critical cultural awareness - the key component in the framework of intercultural communicative competence of Bryam (1997) - highlights the importance of training critical thinking skills for foreign language learners. Much research has been conducted on how critical cultural awareness can be developed in language classrooms, yet very few takes classroom of native culture as a fertile context for raising such awareness. This paper is to highlight the necessity of fosteringthat awareness in native culture classroom. We would clarify how the conventional way of teaching Vietnamese culture at the University of Languages and International Studies is inconducive to build up critical cultural awareness for learners by critiquing the essentialism that the two course books based on and the lack of dynamic reflections of stereotypical ideas for learners via the observation of teachers and students. We then proposed some ideas to make teaching and learning practices more critical
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH