Tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột sinh esbl tại bệnh viện đa khoa trung tâm an giang năm 2020-2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trung Bình Nguyễn, Đỗ Hùng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Y Dược học Cần Thơ 2021

Mô tả vật lý: 215-222

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 402308

 Sử dụng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ và của kháng sinh đồ đã làm cho tình trạng đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn đường ruột sinh ESBL ngày càng gia tăng. Kiểm soát tốt đề kháng kháng sinh giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các biến chứng bất lợi trên bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn đường ruột sinh ESBL
  2. Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn đường ruột sinh ESBL. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, được tiến hành trên 2189 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Kết quả: Escherichia coli chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,8%, kế đến là Klebsiella pneumoniae chiếm 30,2%. Proteus mirabilis và Klebsiella oxytoca chiếm tỷ lệ lần lượt là 4,5% và 0,6%. Escherichia coli có tỷ lệ đề kháng kháng sinh Ampicillin cao nhất chiếm đến 96,5%, kế đến là Cefazolin, Ceftriaxone và Ciprofloxacin chiếm tỷ lệ lần lượt là 85,3%, 78,3% và 75,2%. Klebsiella pneumoniae đề kháng Ampicillin tỷ lệ kháng cao nhất chiếm đến 92,4%, kế đến là Cefazolin, Ciprofloxacin và Ampicillim-Sulbactam chiếm tỷ lệ lần lượt là 60,2%, 57,1% và 56,3%. Klebsiella oxytoca đề kháng Ampicillin tỷ lệ kháng cao nhất chiếm đến 83,3%, kế đến là Cefazolin, Trimethoprim-Sulfamethoxazole và Ceftriaxone chiếm tỷ lệ lần lượt là 72,7%, 66,7% và 58,3%. Proteus mirabilis đề kháng Trimethoprim-Sulfamethoxazole cao nhất chiếm đến 92,0%, kế đến là Ampicillin, Ciprofloxacin và Tobramycin lần lượt là 90,8%, 84,0% và 72,9%. Kết luận: Escherichia coli là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất. Hầu hết vi khuẩn đề kháng Ampicillin và Cefazolin, Tóm tắt tiếng anh, The antibiotic resistance of Extended Spectrum β-Lactamase (ESBL) Producing Enterobacteriaceae is increasing. Accurate assessment of antibiotic resistance rates in these groups of bacteria can helps medical doctors to recommend appropriate indications to their medical conditions, improve the efficiency of treatment, and minimize risks for patients. Objectives: 1. Determination of the prevalence of ESBL-Producing Enterobacteriaceae
  2. Determination of the antibiotic resistance rate of ESBL- Producing Enterobacteriaceae. Materials and methods: A crosssectional study was conducted among 2189 ESBL infected patients treated at An Giang Central General Hospital. Results: Escherichia coli accounted for the highest rate with 64.8%, followed by Klebsiella pneumoniae with 30.2%. Proteus mirabilis and Klebsiella oxytoca accounted for 4.5% and 0.6%, respectively. Escherichia coli had the highest rate of resistance to Ampicillin, accounting for 96.5%, followed by Cefazolin, Ceftriaxone and Ciprofloxacin at 85.3%, 78.3% and 75.2%, respectively. Klebsiella pneumoniae was resistant to Ampicillin the highest rate was 92.4%, followed by Cefazolin, Ciprofloxacin and Ampicillim-Sulbactam which accounted for 60.2%, 57.1% and 56.3%, respectively. Klebsiella oxytoca was resistant to Ampicillin the highest rate was 83.3%, followed by Cefazolin, Trimethoprim-Sulfamethoxazole and Ceftriaxone with 72.7%, 66.7% and 58.3%, respectively. Proteus mirabilis resistance to Trimethoprim-Sulfamethoxazole was highest at 92.0%, followed by Ampicillin, Ciprofloxacin and Tobramycin at 90.8%, 84.0% and 72.9%, respectively. Conclusion: Escherichia coli was the most common pathogenic bacteria. Most of the species of bacteria resisted Ampicillin
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH