Rừng ngập mặn ven biển Tây, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn xã hội của cả ĐBSCL. Gần 350 km đường bờ biển của hai tỉnh Cà Mau và Hà Tiên được chen chắn bởi rừng ngập mặn, đây là một đặc trưng rất khác biệt so với các tỉnh khác của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Rừng ngập mặn ven biển ở đây không chỉ cung cấp nơi cư trú cho hệ sinh thái ven biển, rễ cây ngập mặn còn cung cấp khả năng che phủ bảo vệ đường bờ khỏi tác động của sóng và dòng chảy, những nguyên nhân trực tiếp gây ra xói lở bờ biển. Tuy nhiên những năm gần đây, đường bờ biển Tây ĐBSCL chứng kiến sự đảo chiều trong diễn biến hành thái. Nhiều đoạn bờ bị sạt lở, những dải rừng bị suy thoái. Nguyên nhân có thể kể đến là do hoạt động khai thác của con người, biến đổi khí hậu và lún sụt đất. Bài báo này đã đi vào chi tiết phân tích nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp tương ứng để giúp khôi phục rừng ngập mặn, tiến đến gây bồi tạo bãi cho vùng bờ biển Tây, ĐBSCL.