Ảnh hưởng của độ mặn lên sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio spp. trên tuyến sông Mỹ Thanh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Nhật Uyên Nguyễn, Văn Trọng Nguyễn, Thị Tuyết Ngân Phạm, Ngọc Út Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 576 Genetics and evolution

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2020

Mô tả vật lý: 71-79

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 402318

 Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên mật độ vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và bùn ở tuyến sông Mỹ Thanh: đầu nguồn (Nhu Gia)
  giữa nguồn (Mỹ Thanh 1) và cuối nguồn (Mỹ Thanh 2). Mẫu được thu mỗi tháng một lần từ tháng 7/2017 đến 6/2018 vào lúc nước lớn và nước ròng. Mật độ vi khuẩn được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy, mật độ của Vibrio cao nhất trong bùn ở cuối nguồn (2,6×105 CFU/mL) và thấp nhất ở đầu nguồn (5,5×102 CFU/mL). Tổng vi khuẩn Vibrio spp. có khuynh hướng tăng theo độ mặn. Mật độ vi khuẩn Vibrio harveyi và V. parahaemolyticus trong bùn ở Mỹ Thanh 2 cao nhất. Khi độ mặn càng cao, mật độ tổng Vibrio spp. và V. parahaemolyticus càng tăng cao. Trong nước, mật độ V. harveyi giảm khi độ mặn tăng. Trong bùn, mật độ V. harveyi tăng khi độ mặn tăng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH