TÍCH HỢP KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỦA ÚC: PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM ĐÁP ỨNG VỀ MẶT VĂN HÓA VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Chakma Urmee

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, 2024

Mô tả vật lý: tr.45667

Bộ sưu tập: Báo, Tạp chí

ID: 402354

Bài viết này tìm hiểu về sự tích hợp kiến thức và cách nhìn bản địa trong chương trình giảng dạy của Úc, nêu bật tiềm năng của chương trình này trong việc thúc đẩy sự hòa nhập văn hóa và công bằng xã hội trong giáo dục. Phương pháp sư phạm đáp ứng về mặt văn hóa được nhấn mạnh là một thành phần quan trọng, thừa nhận sự phong phú của văn hóa và truyền thống bản địa. Đặc biệt, tiêu chuẩn 1.4 và 2.4 trong chương trình giảng dạy của Úc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ghi nhận thế giới quan của người bản địa, kiến thức sinh thái truyền thống và những đóng góp cho di sản quốc gia. Bài viết gợi ý rằng Việt Nam, với các nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) đa dạng, có thể được hưởng lợi từ cách tiếp cận của Úc. Việc nắm bắt kiến thức về người DTTS và phương pháp sư phạm đáp ứng về mặt văn hóa có thể giúp các nhà giáo dục Việt Nam tạo ra một hệ thống giáo dục toàn diện hơn, tôn vinh sự đa dạng văn hóa và thúc đẩy lòng khoan dung và đoàn kết dân tộc. Bài viết này ủng hộ việc đánh giá và tích hợp các quan điểm của người bản địa và người DTTS vào các khung chương trình giáo dục như một phương tiện để làm phong phú thêm và trao quyền cho người học, thúc đẩy một xã hội công bằng và bình đẳng hơn.This paper explores the Australian curriculum's integration of Indigenous knowledge and perspectives, highlighting its potential to foster cultural inclusivity and social justice in education. Culturally responsive pedagogy is highlighted as a key component, acknowledging the richness of Indigenous cultures and traditions. Particularly, the Australian curriculum's standards 1.4 and 2.4 emphasize the significance of recognizing Indigenous worldviews, traditional ecological knowledge, and contributions to national heritage. The article suggests that Vietnam, with its diverse Ethnic Minority (EM) groups, can benefit from Australia's approach. Embracing EM knowledge and culturally responsive pedagogy may help Vietnamese educators create a more inclusive education system, celebrating cultural diversity and promoting tolerance and national unity. This paper advocates for valuing and integrating Indigenous and EM's perspectives in educational frameworks as a means to enrich and empower learners, fostering a more just and equitable society.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH