Khảo sát nồng độ khí Radon trong nhà bằng detector CR-39 tại một số khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hùng Minh Đoàn, Văn Bình Hoàng, Thị Hạnh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 301 Sociology and anthropology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai, 2020

Mô tả vật lý: 84-96

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 402478

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích nhằm đánh giá các mối nguy hại về sức khỏe cộng đồng do tiếp xúc với khí Radon. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm đo nồng độ khí Radon trong một số nhà dân tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bằng phương pháp đo tích lũy nồng độ Radon sử dụng detector CR-39. Detector CR-39 được đặt trong các phòng ngủ, phòng khách và nhà bếp (khu vực thường xuyên diễn ra hoạt động ăn uống, sinh hoạt của người dân), trong thời gian 01 năm liên tục. Giá trị trung bình của nồng độ Radon trong các ngôi nhà thay đổi từ 10,04 ± 5,05 Bq.m -3 đến 41,53 ± 10,7 Bq.m -3 với giá trị trung bình là 24,57 ± 6,76 Bq.m -3 nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Giá trị trung bình cho các loại phòng được khảo sát lần lượt là 23,15 Bq.m -3 (phòng khách), 25,90 Bq.m -3 (phòng ngủ) và 24,67 Bq.m -3 (khu vực bếp và sinh hoạt ăn uống). Yếu tố thời tiết và mùa cũng ảnh hưởng tới nồng độ Radon, mùa mưa có nồng độ Radon nhìn chung cao hơn mùa khô. Nồng độ Radon cao nhất là 41,53 Bq.m -3 ở một ngôi nhà tại thành phố Biên Hòa, trong khi đó nồng độ Radon thấp nhất là 10,04 Bq.m -3 ở một ngôi nhà tại huyện Tân Phú. Giá trị liều chiếu trong qua đường hô hấp do Radon và các sản phẩm phân rã từ Radon gây ra mà người dân trong khu vực nghiên cứu nhận được, nằm trong khoảng từ 0,47 - 1,95 mSv/năm với giá trị trung bình là 1,15 mSv/năm. Xác xuất nguy cơ ung thư trong cuộc đời do tiếp xúc với khí phóng xạ Radon trong khu vực nghiên cứu là từ 0,18 đến 0,75%. Giá trị nồng độ Radon, liều chiếu trong qua đường hô hấp và xác xuất nguy cơ ung thư trong tất cả các ngôi nhà thuộc phạm vi khảo sát hoàn toàn thấp hơn mức khuyến nghị do tổ chức UNSCEAR và ICRP đưa ra.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH