"Mạt thế luận" trong phật giáo từ góc nhìn chức năng luận - tâm lí

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trường Khánh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học (Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) 2020

Mô tả vật lý: 1174-1188

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 402684

Mạt thế luận được biết đến nhiều trong các tôn giáo dòng Abraham như Do Thái giáo, Ki-tô giáo hay Islam giáo, trong khi tư tưởng mạt thế trong nhà Phật tuy không kém phần nổi bật nhưng lại ít nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả cả quốc tế lẫn Việt Nam. Bài viết hướng tới tìm hiểu, giới thiệu khái lược cơ sở hình thành và nội dung chính của thuyết mạt thế trong kinh điển đạo Phật. Kế đó, vận dụng kết hợp lí thuyết chức năng luận tâm lí của B. Malinowski cùng quan niệm của C. Jung về tác động của tôn giáo đến tâm lí con người trong nội hàm khái niệm "vô thức tập thể", làm cơ sở phân tích và đánh giá vai trò của mạt thế luận đối với đời sống sinh hoạt của tôn giáo này, cũng như những tác động gián tiếp của nó đến đời sống xã hội. Theo đó, bài báo nhận định sự hình thành mạt thế luận trong đạo Phật do hai yêu cầu: răn đe các tu sĩ và để thích nghi với môi trường văn hóa mới trên tiến trình lan tỏa và phát triển. Bài viết còn cho thấy giá trị của học thuyết này bên ngoài địa hạt tôn giáo chứa đựng chức năng luân lí to lớn đối với đời sống xã hội, định hướng việc lựa chọn lối sống của con người bên cạnh khả năng duy trì tính liên kết bền vững và hài hòa của xã hội., Tóm tắt tiếng anh, Eschatology is well-known in Abrahamic religions such as Judaism, Christianity, and Islam. Although the eschatological ideas in Buddhism are not featureless, both international and Vietnamese scholars have given less attention to research. This work aims to present and briefly introduce the forming basis and the main points of eschatology in Buddhist texts. Next, applying Malinowski's psychological functionalism in combination with C. Jung's conception of religious impacts on the human psyche mentioned in the concept of collective unconsciousness was used to analyze and evaluate the roles of Buddhist eschatology in the religious daily life as well as its indirect effects on social life. In that manner, the study sought to determine the formation of the eschatology in Buddhism because of two requirements: deterring the Buddhists and adapting to the new cultural environment on the process of pervasion and development. Accordingly, these findings shed light on the value of this theory, aside from the religious field, which also contains the social-moral function in orienting the human lifestyle, and perhaps supporting to maintain the sustainability and harmony of a society.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH