: Qua phân tích số liệu thứ cấp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, khi chuyển từ cách tiếp cận hộ nghèo theo kiểu truyền thống (thu nhập/chi tiêu) sang cách tiếp nghèo theo đa chiều (y tế, giáo dục và chất lượng cuộc sống), tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Phân tích thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho thấy, đến năm 2020, thiếu hụt phổ biến đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi là hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt và sử dụng dịch vụ viễn thông. Vấn đề diện tích, chất lượng nhà ở cũng là chỉ số thiếu hụt chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ nghèo (tương ứng 33,53% và 35,09%). Với những nỗ lực trong công tác phổ cập giáo dục đã mang lại cho hộ nghèo được thụ hưởng dịch vụ giáo dục tốt hơn, chỉ 1,61% hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường. Từ kết quả phân tích thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đối với hộ nghèo tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, các chương trình giảm nghèo của địa phương cần tập trung vào các nhóm nghèo khác nhau, cần có thiết kế chính sách phù hợp với từng đối tượng khác nhau., Tóm tắt tiếng anh, The analysis of secondary data from the Department of Labor, Invalids and Social Affairs of Quang Ngai province shows that, when moving from the traditional poor household approach (income/expenditure) to the multidimensional poverty approach (health, education, quality of life), the proportion of poverty households in Quang Ngai province has changed towards an increasing trend. Analysis of lack of basic social services shows that, by 2020, the most common shortfall for poverty households in Quang Ngai province is hygienic toilets, water sources for domestic use and use of telecommunications services. Housing issues, especially housing area and quality, are also deprivation indicators, accounting for a high proportion of the total number of poor households (33.53% and 35.09% respectively). With efforts in universalizing education that have brought poor households better educational services, only 1,61% of poor households have children of school age who cannot go to school. From the analysis of the lack of basic social services for poor households in Quang Ngai province, it shows that local poverty reduction programs need to focus on different poor groups, should have appropriate policy design different subjects.